Không nhận được sự động viên từ người thân, nhiều bạn khi thi trượt ĐH tìm đến “người lạ” trên thế giới ảo, những người bạn thông tin “mập mờ”… để giải tỏa nỗi buồn của mình. Bên mặt tích cực, điều này cũng tiềm ẩn không ít mối nguy khó lường.
Khi trượt đại học, cũng như mọi người đối diện với thất bại, các bạn trẻ đều có nhu cầu được bộc bạch cảm xúc buồn chán của mình với mong mỏi nhận được lời động viên vực mình dậy. Nếu khi bị gia đình, người thân đay nghiến thất bại đó, các bạn trẻ sẽ tìm đến những “phao cứu sinh” khác.
Bên cạnh những nguồn động viên tích cực, lúc này không ít cạm bẫy từ bên ngoài mà khi tâm lý buồn chán, họ không đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là những lời khuyên bổ ích, đâu là những lôi kéo, lời khuyên tiêu cực.
Thiếu 2 điểm vào trường ĐH mình mơ ước, Long (Bình Dương) cũng buồn nhưng chưa đến mức “sụp đổ hoàn toàn” vì cơ hội nguyện vọng 2 vẫn còn. Long tỉ tê nói chuyện với ông anh hàng xóm, người đang theo học tại trường cậu thi vào, nào ngờ, lại được ông anh… “an ủi”: “Thi vào trường mình thích không đỗ, kiếm đường khác mà sống cho xong còn hơn vào những trường vớ vẩn”.
Biết đó là lời chê bai, thiếu thiện chí mà Long không tránh khỏi hoang mang. Về nhà lại nghe bố mẹ ca thán, những hào hứng với việc xét tuyển nguyện vọng của Long vốn đã mong manh giờ như bị dội thêm gáo nước lạnh.
Trong lúc thiếu người để trút tâm tư, khoảng thời gian này những sĩ tử thi trượt cũng rất dễ bị các thành phần xấu lôi kéo lao vào những cuộc vui để giải sầu. Không ít người trượt dài bắt đầu từ cú sốc thi trượt.
Giao lưu với những thành phần này, Ly tự tin nhận ra đầy người chả học hành gì mà vẫn có thể làm giàu. Ly kéo động viên thêm được mấy người bạn thi trượt như mình nhập cuộc ăn chơi. Bố mẹ cô chẳng hề hay biết vì lúc đó vẫn chưa hết tức giận chuyện con thì trượt nên mặc nó làm gì thì làm. Đến lúc họ nhận ra thì đứa con ngoan đã trở thành một phần tử bất hảo, họ chẳng biết cách nào để lôi con trở về.
Lúc gặp chuyện buồn trong cuộc sống, những đứa con luôn mong muốn được chia sẻ và nhận được sự cảm thông từ gia đình, người thân. Khi con thi trượt, bố mẹ cần lắng nghe những tâm tư suy nghĩ của con để hiểu con và cùng vạch ra những giải pháp, định hướng trước mắt. Nhiều ông bố mà mẹ bỏ mặc con, thậm chí là trách móc, đay nghiến mà mà quên mất rằng lúc này các em rất dễ sa ngã.
Tổng hợp theo H.N